Hà thủ ô tươi - Dược liệu quý được nhiều người tin dùng

Hà thủ ô tươi

Hà thủ ô tươi là loại dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho người dùng như giúp bổ máu, đen tóc, chữa thận hư yếu, giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày… Bài viết này HAPUPHARMA sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin chi tiết về sản phẩm hà thủ ô tươi.

Nguồn gốc của hà thủ ô tươi

Hà thủ ô tươi

Hà thủ ô tươi

>> Hà thủ ô khô: Tác dụng, cách dùng và giá thành

Hà thủ ô tươi được biết tới là dược liệu dân gian quý giá, hay còn được gọi với cái tên là dạ hợp, giao đằng… Loại dược liệu này có tên khoa học là Fallopia Multiflora Haraldson, thuộc họ rau răm và bộ Cẩm Chướng. Đây là loại thực vật vốn có nguồn gốc từ một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ.

Hiện nay hà thủ ô tươi được trồng rộng rãi tại các tỉnh khu vực phía Bắc Việt Nam như Hà Giang, Cao Bằng… Một số tỉnh phía Nam cũng đang trồng hà thủ ô làm dược liệu để phục vụ mục đích chữa bệnh.

Các loại hà thủ ô hiện nay

Hiện nay có hai loại cây hà thủ ô tươi xuất hiện trong tự nhiên là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Mỗi một loại hà thủ ô sẽ có những đặc điểm khác nhau, cả về hình dáng và dược tính. Cụ thể:

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ

>> [Giải đáp]: Hà thủ ô có tác dụng gì?

Hà thủ ô đỏ là loại cây hà thủ ô được trồng nhiều nhất hiện nay bởi dược tính cao, có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, tốt cho sức khỏe của con người. Loại thực vật này còn có tên khoa học là Fallopia Multiflora, có tính ôn, vị ngọt hơi đắng và chát. Phần củ của cây hà thủ ô tươi khi được đào lên có vỏ ngoài màu nâu đen, tới khi cắt ra bên trong ruột sẽ có màu đỏ sẫm vô cùng đặc trưng như chính tên gọi của chúng.

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng còn được gọi là hà thủ ô nam, mọc trong tự nhiên rất nhiều nhưng lại ít được người dân trồng rộng rãi so với các loại hà thủ ô đỏ. Bởi lẽ, loại hà thủ ô tươi này thường có hàm lượng các chất dinh dưỡng, dược tính không cao. Loại cây này có tên khoa học là Streptocaulon Juventas, có tính ôn, vị hơi đắng. Củ của loài cây này khi đào lên sẽ có màu xám trắng, và khi cắt ra bên trong ruột cũng có màu trắng ngà, nhiều bột.

>> Góc chia sẻ: Hà thủ ô bán ở đâu uy tín?

Hướng dẫn làm hà thủ ô tươi ngâm rượu đúng cách

Hà thủ ô tươi có uống được không? Thực tế khi hà thủ ô còn tươi có rất nhiều nhựa và có vị đắng nên người ta thường chế biến ở dạng ngâm rượu hoặc phơi khô vừa giúp bảo quản được lâu vừa bớt vị đắng chát. Để hà thủ ô có thể phát huy tối đa tác dụng và dược tính, mang lại công dụng trọn vẹn với sức khỏe con người, bạn cần áp dụng phương pháp ngâm rượu đúng cách:

Ngâm hà thủ ô tươi với đỗ đen

Rượu hà thủ ô tươi và đậu đen

Rượu hà thủ ô tươi và đậu đen

>> Hà thủ ô dạng nước: Tác dụng và cách thực hiện

Đỗ đen vốn có tính mát, mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể của con người như thanh lọc gan, giảm huyết áp, giúp làm đẹp da và ngăn ngừa một số bệnh liên quan tới tim mạch… Bạn có thể sử dụng hà thủ ô tươi kết hợp với đỗ đen để nâng cao hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm

  • 1.5kg hà thủ ô
  • 0.5 kg đỗ đen
  • 6-8 lít rượu trắng 40 độ
  • Nước vo gạo
  • Bình thủy tinh có nắp đậy

Cách chế biến

  • Hà thủ ô tươi sau khi mua về đem rửa sạch, gọt lớp vỏ ngoài và phần lõi cứng bên trong sau đó thái thành từng lát mỏng
  • Sau khi vo gạo, bạn lấy nước vo lần thứ 2 rồi ngâm với hà thủ ô tươi đã cắt lát vào, để 1 ngày 1 đêm để loại bỏ bớt vị chát và tính nóng của hà thủ ô.
  • Sau khi đã ngâm hà thủ ô cùng với nước vo gạo đủ thời gian, bạn vớt hà thủ ô lên, chờ ráo nước và phơi khô để cô đọng  lecithin - hoạt chất có tác dụng giúp hệ thần kinh tỉnh táo
  • Đỗ đen đem đi rửa sạch, chờ cho ráo nước rồi rang cùng lửa nhỏ
  • Cho cả hà thủ ô và đỗ đen vào bình thủy tinh ngâm với rượu trong thời gian 3 tháng. Sau 3 tháng bạn có thể đem ra sử dụng 1-2 chén rượu mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Ngâm hà thủ ô tươi với đường phèn

Rượu hà thủ ô tươi và đường phèn

Rượu hà thủ ô tươi và đường phèn

>> Hà thủ ô TW3: Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi dùng

Hà thủ ô tươi và đường phèn cũng là sự kết hợp hoàn hảo giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và phòng chống các bệnh hiệu quả. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm

  • 1.5kg hà thủ ô tươi
  • 7-8 lít rượu trắng 40 độ
  • 0.5kg đường phèn
  • Nước vo gạo
  • Bình thủy tinh ngâm rượu

Cách chế biến

  • Hà thủ ô tươi đem rửa sạch sau đó thái lát mỏng rồi sau đó đem ngâm với nước vo gạo 1 ngày 1 đêm
  • Sau khi ngâm xong, bạn vớt hà thủ ô lên và phơi khô để chúng tích tụ lecithin
  • Cho đường phèn vào nồi và đun cho tới khi chảy ra, tiếp tục cho hà thủ ô và đường phèn đã đun chảy vào bình rượu, ngâm trong 2-3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. 
  • Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 2 chén rượu hà thủ ô nhỏ để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.

Trên đây là một số chia sẻ của HAPUPHARMA về nguồn gốc, phân loại và cách sử dụng hà thủ ô tươi. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *