Cách lấy sữa ong chúa như thế nào vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Có lẽ đã rất nhiều người sử dụng sữa ong chúa như một phương pháp làm đẹp và nâng cao sức khỏe từ tự nhiên hiệu quả, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc sữa ong chúa được tạo ra như thế nào? Bài viết này của HAPUPHARMA sẽ giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc này.
Lấy sữa ong chúa như thế nào?
Lấy sữa ong chúa như thế nào?
Sữa ong chúa được tạo ra như thế nào và cách lấy sữa ong chúa như thế nào vẫn luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết các bước lấy sữa ong chúa:
Bước 1: Gắn các nụ giả cố định vào khung gỗ
Nụ giả được sử dụng để đựng ấu trùng ong. Chúng được làm bằng nhựa, có màu sắc, hình dáng và kích cỡ giống hệt như nụ thật để đánh lừa ong chúa. Nụ giả thường được cố định vào khung gỗ và được gọi là các thanh tế bào, mỗi khung thường có từ 70 nụ tới 80 nụ.
Bước 2: Chuyển ấu trùng từ tổ ong vào nụ giả
Lấy sữa ong chúa như thế nào? Để việc ghép ấu trùng vào nụ giả được dễ dàng hơn, người nuôi ong sẽ thực hiện đặt tổ ong lên một giá đỡ cùng với một chiếc đèn sáng để có thể nhìn rõ ấu trùng trong tổ hơn. Sau đó, họ bắt một số ấu trùng ong ra khỏi tổ bằng dụng cụ ghép đặc biệt.
Người nuôi ong sẽ thực hiện tiến hành cấy ghép đưa ấu trùng ong vừa được gắp vào các nụ giả gắn trên các thanh tế bào. Những con ong thợ chắc chắn sẽ bị đánh lừa và tưởng rằng đó chính là ong chúa thật mà nhả sữa để nuôi ong lấy sữa ong chúa. Thời gian đặt sẽ dao động từ 2 tới 3 ngày tùy vào lượng ong và lượng nụ.
Bước 3: Đặt các nụ giả vào tổ ong
Đặt các nụ giả vào tổ ong
Các thanh tế bào sau khi đã được ghép hết tất cả ấu trùng vào các tổ ong thì sẽ được đưa vào tổ ong để ong thợ nhả sữa. Nơi đặt thanh tế bào là ở vị trí trong buồng thức ăn, nơi các ong thợ làm việc. Quá trình đặt cần phải được thực hiện một cách cẩn thận để không di chuyển ong chúa cùng với con cái đến buồng thức ăn. Lấy sữa ong chúa như thế nào?
Sử dụng một tấm bìa cứng để ngăn cách buồng ấp của ong chúa và buồng thức ăn. việc này đảm bảo đàn ong chỉ có thể di chuyển trong phạm vi vài centimet, giúp “thôi miên” những con ong trong buồng thức ăn từ đó bắt đầu nhả sữa vào các nụ giả.
Bước 4: Thu hoạch sữa ong chúa
Sau khi nụ đã đầy sữa thì lấy sữa ong chúa như thế nào? Người nuôi ong sẽ thực hiện lấy các thanh tế bào ra khỏi tổ và tiến hành quy trình lấy sữa ong chúa. Ấu trùng ong chúa cần phải được loại bỏ khỏi tổ ong giả nếu muốn lấy sữa ong chúa.
Các bạn có thể tham khảo cách thu hoạch sữa ong chúa như sau:
Cách 1: Cắt nắp nụ bằng dao, sau đó dùng chiếc thìa nhỏ bằng thủy tinh để múc sữa ong cháu bỏ vào lọ. Chú ý khi múc sữa mà gặp ấu trùng thì cần phải dùng kẹp để gắp ấu trùng ra và không được để ấu trùng vỡ nát lẫn vào sữa.
Cách 2: Sau khi cắt nắp nụ bằng dao, bạn sử dụng 1 ống thủy tinh như một cái vòi và hút sữa ong chúa vào ống sau đó gắp ấu trùng ra. Cách này giúp bạn có thể hút được hết sữa ong chúa ra hơn so với cách 1.
Cách 3: Sau khi cắt nắp nụ, bạn sẽ thực hiện gắp từng con ấu trùng chúa ra khỏi mũ chúa, sau đó bạn loại bỏ các tạp chất và tiến hành hút sữa lấy sữa ong chúa bằng loại máy chuyên dụng.
Các bước chế biến sữa ong chúa
Chế biến sữa ong chúa
Sau khi đã hiểu được cách lấy sữa ong chúa như thế nào? bạn cần thêm bước chế biến sữa ong chúa. Thông qua cách lấy này, sữa ong chúa được thu hoạch và vận chuyển về nhà máy chế biến để thực hiện việc chế biến và đóng hộp. Cách bước được thực hiện như sau:
- Đối với sữa ong chúa tươi: Rã sữa ong chúa nhuyễn ra rồi sau đó cho vào máy lọc, đóng hộp sau đó dán nhãn mác trên bao bì vào để hoàn thiện
- Đối với sữa ong chúa dạng viên: Quá trình này có phần phức tạp hơn. Bằng công nghệ, người ta sẽ thực hiện bóc tách được những phần tinh túy và nén thành dạng viên sau đó mới đóng hộp bảo quản.
Trên đây là một số chia sẻ của HAPUPHARMA về cách lấy sữa ong chúa như thế nào? Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về quy trình lấy sữa ong chúa.