Quả hà thủ ô rất ít khi được mọi người nhắc tới, trong khi đó hà thủ ô được coi như vị thuốc quý có tác dụng tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp của người sử dụng. Vậy quả hà thủ ô có tác dụng gì? Quả hà thủ ô có ăn được không? Hãy cùng HAPUPHARMA tìm hiểu chi tiết qua bài viết này ngay nhé.
Tìm hiểu đặc điểm của cây hà thủ ô
Cây hà thủ ô
Trước khi tìm hiểu về quả hà thủ ô, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và nguồn gốc của cây hà thủ ô. Hà thủ ô là một loại cây thân mềm, có màu xanh tím và mọc cuốn vào nhau. Rễ cây thường phình to ra thành củ, màu nâu, giống hình dạng của củ khoai lang.
Lá cây mọc so le với nhau, hình mũi tên và gốc lá hình tim, đầu lá nhọn thuôn, dài khoảng 5cm- 8cm và rộng từ 3cm - 4cm. Hoa của hà thủ ô thường ra vào tháng 10 và có màu trắng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Quả hà thủ ô thường có hình 3 cạnh, nhẵn bóng và nằm trong bao hoa.
Hà thủ ô hiện nay được phân bố rộng rãi tại nhiều nước cận nhiệt đới, đặc biệt là ở các nước châu Á như Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản hoặc Ấn Độ. Hiện nay ở nước ta, chúng chỉ mọc ở những vùng núi cao phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La…
>> Hà thủ ô cho trẻ em - Điều trị căn bệnh tóc bạc sớm ở trẻ
Quả hà thủ ô có tác dụng gì?
Thực tế rất ít những ghi chép có liên quan tới quả hà thủ ô, thường người ta sử dụng rễ cây hà thủ ô để làm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp của người dùng. Chính vì vậy bài viết này chúng tôi cũng sẽ chỉ đề cập tới tác dụng của cây hà thủ cô.
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có tác dụng rất tốt trong việc nhuận tràng, bổ huyết, bổ can thận, giúp tiêu độc và chữa trị một số các triệu chứng như râu tóc bạc sớm, mất ngủ, táo bón, suy nhược thần kinh và hệ tiêu hóa… Cụ thể:
Nhuận tràng
Hoạt chất Anthraglucozit và Anthraquinon có trong hà thủ ô có tác dụng hiệu quả trong việc nhuận tràng. Hai hoạt chất này có khả năng giúp kích thích co bóp ruột, hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường nhu động ruột. Từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc chống táo bón và đi ngoài ra máu.
Giúp xanh tóc
Hà thủ ô trị tóc bạc sớm
Công dụng nổi tiếng của hà thủ ô chính là điều trị chứng rụng tóc, tóc bạc sớm. Theo kinh nghiệm dân gian, trong vòng 1-2 tháng sau khi sử dụng hà thủ ô, tóc của bạn sẽ giảm tình trạng gãy rụng tới 80%. Còn đối với tình trạng tóc bạc sớm, sau thời gian 3-4 tháng sử dụng sẽ giảm được 20 - 30%.
Bổ huyết và chống suy nhược
Quả hà thủ ô có ăn được không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hà thủ ô có khả năng làm tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, giảm cảm giác mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ.
Bảo vệ gan
Hợp chất Stilben có trong hà thủ ô có tác dụng giúp giải độc và chống tác hại của oxy hóa, bảo vệ hoạt động chức năng của gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ gây ức chế các enzyme có trong gan như GOT và GPT.
Kháng khuẩn và giảm mỡ máu
Quả hà thủ ô hay rễ cây hà thủ ô khi sắc lấy nước uống có thể giúp cải thiện tình trạng ho, gây ức chế vi khuẩn lao, giảm thiểu tình trạng mỡ trong máu. Hoạt chất resveratrol có trong hà thủ ô cũng có tác dụng giúp kháng nấm và kháng khuẩn rất tốt, giảm chỉ số cholesterol toàn phần. Chính nhờ vậy mà những bài thuốc từ hà thủ ô có tác dụng giúp chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tình trạng tai biến.
Tăng hoạt động estrogen
Hoạt tính sinh học có trong rễ cây hà thủ ô tương tự như estrogen trong cơ thể phụ nữ. Khi sử dụng các bài thuốc từ hà thủ ô sẽ giúp tạo hồng cầu tốt hơn, có lợi cho phụ nữ đang gặp vấn đề về tình trạng thiếu máu, khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều đặn.
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Liều lượng sử dụng hà thủ ô
Khi sử dụng quả hà thủ ô, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo quá trình sử dụng luôn an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Không nên ăn gừng, tỏi, hành và tiết canh trong quá trình sử dụng hà thủ ô
- Không sử dụng hà thủ ô cho những bệnh nhân có tiền sử dụng bệnh ung thư, đang điều trị ung thư vú, ung thư tử cung hay những bệnh nhân chuẩn bị thực hiện các ca mổ
- Không sử dụng hà thủ ô cho người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa hay viêm dạ dày, đặc biệt là khi hà thủ ô còn tươi sáng
- Không sử dụng hà thủ ô cho những người bị teo cơ, viêm cơ hay rối loạn điện giải
- Không nên sử dụng hà thủ ô cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai.
Trên đây là một số chia sẻ của HAPUPHARMA về tác dụng của quả hà thủ ô và cây hà thủ ô, những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới những thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.